Sẽ ra sao nếu mẹ không thể yêu đứa con thứ hai như đứa thứ nhất?

09/10/2020 06:54
Có rất nhiều vấn đề được đặt ra trước khi mẹ muốn đón thêm một thiên thần mới, chẳng hạn như: áp lực tài chính, sức khỏe của mẹ, thời gian dành cho các con, hay sự đồng thuận phía gia đình,… đặc biệt là tâm lý của đứa con đầu.

Có rất nhiều vấn đề được đặt ra trước khi mẹ muốn đón thêm một thiên thần mới, chẳng hạn như: áp lực tài chính, sức khỏe của mẹ, thời gian dành cho các con, hay sự đồng thuận phía gia đình,… đặc biệt là tâm lý của đứa con đầu.

Sinh con thứ hai là chuyện phổ biến trong các gia đình trẻ hiện nay thế nhưng nhiều cha mẹ không biết làm cách nào để các con luôn hòa thuận, để khi con lớn có em mà không cảm thấy tủi thân.

Sự kết hợp giữa cha mẹ và con cái không phải lúc nào cũng hòa thuận được ngay lập tức. Dưới đây là một số câu chuyện về mối quan hệ của mẹ và đứa con thứ hai sẽ phát triển như thế nào theo thời gian.

"Tôi có một con gái 4 tuổi và một con trai 3 tháng tuổi. Tôi đã đọc rất nhiều bài viết về việc trái tim bạn sẽ thay đổi khi một đứa trẻ khác ra đời, và bạn sẽ ngạc nhiên rằng mình dành nhiều tình cảm hơn cho đứa bé mới sinh hơn bạn tưởng. Thời gian đầu, tôi yêu con trai mới sinh của mình rất nhiều. Nhưng đã ba tháng vừa rồi, tình yêu của tôi dành cho con trai mới sinh thậm chí còn không bằng tình yêu của tôi dành cho con gái tôi. Tôi có thể làm gì để thay đổi cảm xúc của mình?" - Một người mẹ mới sinh con thứ hai chia sẻ.

Theo quan điểm cá nhân tôi, bất cứ ai đã làm mẹ đều biết rằng chúng ta sẽ sớm nhận ra tình mẫu tử thiêng liêng, gắt kết chúng ta lại gần nhau hơn. Vì vậy, tình yêu giữa mẹ và con không phải lúc nào cũng tức thời, nó cần một khoảng thời gian nào đó.

Kể từ khi có sự chuyển đổi từ một sang hai đứa con, trong gia đình và bản thân bạn sẽ có rất nhiều thứ thay đổi.

Sẽ ra sao nếu mẹ không thể yêu đứa con thứ hai như đứa thứ nhất?

Rõ ràng nhất chính là việc bạn cần tăng gấp đôi số người chăm sóc từ một sang hai, thời gian dành cho con cũng tăng, và năng lượng cùng nỗ lực bản thân cũng sẽ theo đó mà gia tăng. Chỉ một điều không đổi chính là khoảng thời gian 24h trong một ngày.

Bạn cũng có bốn năm để thiết lập mối quan hệ gắn bó với đứa con đầu, giờ đây bạn có thể hiểu được tâm tư, thói quen, tính cách của con. Dù bạn có nhận ra hay không thì cả hai ngày càng trở nên gần gũi, gắn bó hơn.

Khi em bé thứ hai ra đời, thời gian đầu chắc chắn rất nhiều băn khoăn xuất hiện trong đầu bạn. Bạn lo lắng đứa con đầu phải chịu thiệt thòi do mẹ phải chia thời gian quan tâm hai bé, bạn sợ con đầu còn quá bé khi phải xa vòng tay mẹ... Cảm giác tội lỗi dường như gắn chặt vào não người mẹ.

Nhưng thực tế, bạn đã suy nghĩ quá nhiều rồi! Các bà mẹ nên tự giải phóng áp lực, tha thứ cho bản thân bằng cách tập trung vào việc xây dựng tình cảm với em bé thứ hai.

Gợi ý đầu tiên của tôi là hãy làm như nào để giải tỏa những lo lắng khi xây dựng tình cảm với con thứ hai của bạn. Nếu bạn có thể đối xử với bản thân bằng một cảm giác nhẹ nhàng và khoan dung khi ở bên con thứ hai, để mối quan hệ mới này phát triển từng ngày mà không bị áp lực. Chắc chắn bạn sẽ thấy ngạc nhiên về sự thay đổi của bản thân.

Sẽ ra sao nếu mẹ không thể yêu đứa con thứ hai như đứa thứ nhất?

Tập trung phát triển tình cảm tự nhiên với em bé thứ hai thông qua những hoạt động chăm sóc, giao tiếp hàng ngày. Đó là sự giao tiếp bằng mắt, hát, nói chuyện, chơi cùng con, đáp lại tiếng khóc của con bằng những hành động thấu hiểu như thay tã, cho ăn, cho tắm, vỗ về...

Qua những tương tác lặp đi lặp lại này, trẻ sơ sinh biết rằng chúng có thể tin tưởng và dựa vào bạn để đáp ứng nhu cầu cơ bản của chúng. Một cách khác giúp bà mẹ giảm bớt suy nghĩ về nỗi sợ không yêu con thứ bằng con đầu đó chính là tâm sự với mọi người mà bản thân thấy tin tưởng. Sự trấn an, hỗ trợ của người thân sẽ giúp bạn lấy lại tâm lý và hơn hết là hỗ trợ bạn trong việc chăm sóc hai bé.

Theo chuyên gia tư vấn, điểm mấu chốt của vấn đề là các bà mẹ nên tin tưởng vào bản thân, tin rằng mình sẽ biết cách giải quyết. Cùng một chút thời gian, sự kiên nhẫn, mối quan hệ sẽ ngày một phát triển theo hướng tự nhiên nhất.

Xem thêm: Những bài viết về nốt ruồi ở tai

ngoisao.vn

Sẽ ra sao nếu mẹ không thể yêu đứa con thứ hai như đứa thứ nhất? - Giáo Dục