Cánh gà, chân gà, cổ gà... phần nào của gà có thể và không thể ăn?

07/09/2019 12:15
Thịt gà là món ăn rất phổ biến, giàu dinh dưỡng và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào ăn vào cũng tốt cho sức khỏe.

Thịt gà là món ăn rất phổ biến, giàu dinh dưỡng và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào ăn vào cũng tốt cho sức khỏe.

Thịt gà nhiều chất béo, vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt, giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa. Có rất nhiều thông tin trái chiều về việc những bộ phận nào của gà nên và không nên ăn. Hãy xem những thông tin dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Phao câu

Ngoài một lượng lớn chất béo thì phao câu gà còn chứa rất nhiều các mô bạch huyết ẩn chứa nhiều vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe.

Trong những nhà hàng hay quán ăn thì đa số sẽ loại bỏ phần phao câu ra ngoài và bạn cũng nên áp dụng việc này khi chế biến thịt gà ở nhà để đảm bảo sức khỏe.

Đầu gà

Phần nào của gà có thể và không thể ăn?

Thức ăn được gà ăn qua miệng sau đó đi vào dạ dày để tiêu hóa và hấp thụ. Ngay cả khi gà ăn phải chất độc thì nó cũng sẽ được giải quyết bởi các cơ quan nội tạng như gan và thận, chất độc hoàn toàn không tích lũy ở đầu. Vì vậy, miễn là đầu gà được chế biến chín thì bạn có thể yên tâm khi ăn.

Cổ gà

Cổ gà được nhiều người thích ăn, đặc biệt là những người thích lai rai nhậu nhẹt. Tuy nhiên, cũng giống phao câu, phần dưới da của cổ gà có chứa các tuyến dịch bạch huyết.

Khi ăn cổ gà, các tuyến đó sẽ đi vào đường tiêu hóa và gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Nhưng nếu bạn lo sợ về việc này mà vẫn muốn ăn cổ gà thì bạn có thể loại bỏ phần da khi ăn để an toàn cho sức khỏe.

Cánh gà

Nhiều người lo ngại rằng cánh gà thường được tiêm hoóc-môn tăng trưởng và khi bạn ăn cánh gà có tồn dư hoóc-môn tăng trưởng sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe. Thực tế thì ngoài cánh thì gà có thể được tiêm ở các vị trí khác nhau nhưng các hoóc-môn hoặc kháng sinh khi được tiêm sẽ chạy tuần hoàn khắp cơ thể và nếu liều lượng không quá lớn thì nó sẽ không tích tụ đến khi gà trưởng thành.

Miễn là gà được kiểm dịch và giết mổ đúng quy trình thì nó sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chân gà

Đây là bộ phận tiếp xúc rất nhiều với môi trường bẩn, khả năng nhiễm bệnh rất cao, đặc biệt là chân gà không được bảo quản tốt, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nếu ăn phải chân gà có hóa chất thì có thể bị ngộ độc cấp tính và mãn tĩnh dẫn đến tử vong. Đối với phụ nữ, nếu thường xuyên ăn nhiều có khả năng dẫn đến một số căn bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, suy thận, suy gan.

Xem thêm

 

Cánh gà, chân gà, cổ gà... phần nào của gà có thể và không thể ăn? - Sức Khỏe